Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Cộng đồng sinh vật phù du trong hệ thống nuôi tôm độc canh, hệ thống tích hợp Biofloc

Mỗi tuần một lần trong 7 tuần, thực vật phù du đã được lấy mẫu ở 3 bể nuôi tôm độc canh và 9 bể của hệ thống tích hợp biofloc nuôi tôm và tảo. Tỉ lệ sống của tôm trên 89% trong thời gian thử nghiệm. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và trọng lượng tôm cuối cùng ở hệ thống biofloc tốt hơn hệ thống độc canh. tag: may thoi khi
Cộng đồng sinh vật phù du trong hệ thống nuôi tôm độc canh, hệ thống tích hợp Biofloc
Trong các hệ thống nuôi tôm thâm canh, cộng đồng vi khuẩn gồm vi khuẩn, tảo, động vật phù du và các vi sinh vật khác đóng các vai trò quan trọng trong chu kỳ dinh dưỡng, cung cấp các hợp chất dinh dưỡng như các axit béo cần thiết cho sự sống và tốc độ tăng trưởng của tôm.
Các hệ thống truyền thống kết hợp nuôi tôm và rong biển đã được đề xuất để thúc đẩy quá trình giảm chất thải cũng như vi khuẩn lam (cyanobacteria) và các loài gây hại khác do cạnh tranh các chất dinh dưỡng trong suốt các quá trình quang hợp của rong biển.
Các tác giả đã thực hiện một nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nuôi trồng Hải sản Bền vững của Khoa Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản thuộc Đại học Nông thôn Liên bang tại Pernambuco ở Recife, Brazil để đánh giá cộng đồng thực vật phù du trong một hệ thống tích hợp biofloc cho nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei, và tảo đỏ, Gracilaria birdiae.

Xác nhận sự đa dạng các loài vi tảo, bao gồm Bacillaria (A), Chaetoceros (B), Nitzschia (C, Heterokontophyta), Aphanothece (D), Oscillatoria (E, Cyanobacteria) và Gymnodinium (F, Dinophyta).
Thiết lập
Mỗi tuần một lần trong 7 tuần, thực vật phù du đã được lấy mẫu ở 3 bể nuôi tôm độc canh và 9 bể với hệ thống tích hợp biofloc nuôi tôm thẻ L. vannamei và tảo Gracilaria có trọng lượng ướt lần lượt là 2,5, 5,0 và 7,5 kg/m3.
Năm ngày trước khi thả tôm và rong biển, nước từ 1 bể ma trận (tổng nitơ amoniac ở mức 0,2 mg/L, nitơ nitrit ở mức 0,3 mg/L, nitơ nitrat 2,2 mg/L, độ kiềm 133,9 mg calcium carbonate/L và tổng chất rắn lơ lửng 133,6 mg/L) được pha trộn và chia đều vào 12 bể nhựa màu đen 40-L cho tới khoảng 25% thể tích bể, 75% thể tích bể còn lại cho thêm nước biển.
Không thay nước trong suốt thời gian thử nghiệm, ngoại trừ việc bổ sung nước ngọt đã được tẩy trùng bằng chlorin để bù nước thất thoát do bay hơi. Cường độ ánh sáng được duy trì ở mức khoảng 1.000 lux sử dụng đèn huỳnh quang với một thời gian có ánh sáng tự nhiên.
Mật đường (40% cacbon hữu cơ) được sử dụng làm nguồn cacbon cho thêm một lần một ngày để duy trì tỷ lệ cacbon:nitơ là 12:1. Vôi tôi được sử dụng để duy trì độ kiềm và pH tương ứng trên 100 mg/L và 7,5. tag: may quat nuoc
Thả giống, lấy mẫu
Các đơn vị/bể thử nghiệm được thả tôm có trọng lượng ban đầu 0,34 ± 0,01 g ở mật độ 500 con/m3. Tôm được cho ăn hàng ngày thức ăn nuôi tôm thương phẩm có độ đạm 40% vào lúc 8 giờ sáng, giữa trưa và 4 giờ chiều, điều chỉnh lượng cho ăn hàng ngày tùy theo mức ước tính tôm tiêu thụ, tỷ lệ chết và thức ăn thừa.
Các mẫu sinh khối G. birdiae được thu tại bãi biển Pau Amarelo ở Pernambuco, Brazil, và được bảo quản trong các túi nhựa để phân tích trong phòng thí nghiệm. Nước được rút cạn từ tất cả các mẫu, và cân lại sau khi vật liệu đã được kiểm tra cẩn thận để loại bỏ các sinh vật bám bên ngoài. Rong biển có cấu trúc sinh sản, có dấu hiệu của sự mất sắc tố và hoại tử đã được bỏ đi.
Rong biển được nuôi trồng trong các mô-đun hình chữ nhật (20,0 x 6,5 x 2,2 cm) bằng nhựa polyvinyl chloride đặt thành hàng ngang trong các bể. Các mô-đun hình chữ nhật cũng được sử dụng trong các bể đối chứng không có rong biển.
Quá trình hô hấp và quang hợp của cột nước được ghi nhận vào cuối tuần trong suốt thử nghiệm. Đo cường độ gộp và thực quang hợp và hô hấp của cột nước bằng phương pháp chai sáng và tối cổ điển. Nồng độ oxy ban đầu và cuối cùng được đo bằng máy đo oxy.
Mỗi tuần một lần, thực hiện lấy mẫu dọc bằng cách sử dụng các chai nhựa 600-mL để thu thực vật phù du. Nước lọc qua một lưới hình nón-trụ mắt lỗ 15 μ để chắt được 15 mL, cho mẫu cô đặc hơn 40 lần. Thực vật phù du được cố định bằng formalin, đệm với borax (hàn the) và được bảo quản trong hộp nhựa 10 mL.
Kết quả
Tỷ lệ tôm sống đều trên 89% trong suốt thời gian thử nghiệm là 42 ngày. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 1,29 và trọng lượng tôm cuối cùng là 4.0 g trong hệ thống tích hợp biofloc cao hơn đáng kể (P
Cường độ quang hợp trung bình gộp (0,362- 0,437 mg oxy L/giờ), quang hợp thực (-0,223-0,281 mg oxy L/giờ) và hô hấp (0,416-0,544 mg oxy L/giờ) trong hệ thống nuôi độc canh và tích hợp biofloc được thể hiện ở hình 1. Các giá trị của quang hợp và hô hấp gộp dương, và quang hợp thực âm được quan sát thấy tương tự như các kết quả trong các hệ thống biofloc có ưu thế liên quan đến các vi sinh vật dị dưỡng.

Hình 1. Các mức quang hợp và hô hấp trong cột nước của các hệ thống nuôi độc canh và tích hợp biofloc trong suốt một thử nghiệm 42 ngày.
Khoảng 61 giống thực vật phù du thuộc ngành Heterokontophyta đã được xác định. Mật độ của chúng khoảng 30.000 tế bào/mL trong cả hai nghiệm thức.
Vi khuẩn lam là những sinh vật phong phú nhất, tiếp theo là Chlorophyta, Heterokontophyta, Euglenophyta và Dinophyta(Hình 2). Tuy nhiên, ưu thế của vi khuẩn lam trong hệ thống tích hợp biofloc ít hơn hệ thống độc canh. Điều này có thể là do sự gia tăng chất hữu cơ và phosphát trong nước, và những lợi thế cạnh tranh của các vi khuẩn lam hơn các nhóm sinh vật phù du khác. Vì vậy, việc kiểm soát vi khuẩn lam đã được đánh giá trong một hệ thống biofloc có thêm tảo cát.

Hình 2. Sự phong phú tương đối của thực vật phù du trong các hệ thống nuôi độc canh và tích hợp biofloc trong suốt thử nghiệm 42 ngày.
Khoảng 13 giống động vật phù du thuộc ngành Rotifer (luân trùng) và Copepod (giáp xác chân chèo, các nhóm Protozoa (động vật nguyên sinh) và Cladocera (giáp xác râu ngành) đã được xác định. Mật độ của chúng khoảng 1.700/L trong cả hai nghiệm thức.
Luân trùng là động vật phù du phong phú nhất trong các bể biofloc, tiếp theo là giáp xác chân chèo, động vật nguyên sinh và giáp xác râu ngành (Hình 3). Việc bổ sung cacbon hữu cơ trong các bể nuôi tôm đã tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng của cộng đồng động vật phù du, có thể là do sự gia tăng sẵn có chất hữu cơ.

Hình 3. Sự phong phú tương đối của động vật phù du trong các hệ thống nuôi độc canh và hợp biofloc tích trong suốt thử nghiệm 42 ngày.
Mật độ luân trùng là 700-790/L, cao hơn so với ở các nhóm động vật phù du khác, có thể liên quan đến sự thích nghi của các sinh vật này đối với các mức dinh dưỡng và chất rắn cao hơn. Các kết quả tương tự đã được báo cáo đối với các hệ thống biofloc hoặc không thay nước/thay nước tối thiểu.
Các triển vọng
Trong hệ thống tích hợp biofloc, có vẻ như các cộng đồng sinh vật phù du đã chuyển đổi, giảm lượng vi khuẩn lam, và tăng Heterokontophyta (tảo dị roi) và Chlorophyta (tảo lục). Mặt khác, động vật nguyên sinh ít hơn, luân trùng và râu ngành tăng lên. Sự thay đổi này có thể đã cải thiện các mức đạm và axit béo không bão hòa đa trong biofloc góp phần làm tốc độ tăng trưởng của tôm tốt hơn trong hệ thống tích hợp.
Những kết quả này gợi ý nên thực hiện nghiên cứu thêm để đánh giá các thuộc tính sinh hóa và khả năng tiêu hóa của biofloc. tag: may suc khi
Nguồn: https://www.2lua.vn/article/cong-dong-sinh-vat-phu-du-trong-he-thong-nuoi-tom-doc-canh-he-thong-tich-hop-biofloc-36598.html

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột

Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng con giống cá Song Chuột. Đồng thời, công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột đã được áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá biển trên phạm vi toàn quốc. tag: may thoi khi
Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, áp dụng quy trình nuôi cá Song Chuột thương phẩm sẽ giảm giá thành nuôi và đạt hiệu quả kinh tế. tag: may quat nuoc
 
Theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ này, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 91,8% và cá đực là 94,6%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá bột lên cá hương từ 3,5 đến 6,2%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá hương lên cá giống hơn 70%; cá giống 90 ngày tuổi có tổng chiều dài từ 7,5 đến 9 cm.
 
Cá Song Chuột sau thời gian nuôi 15 tháng, từ cỡ cá giống đến kích cỡ cá thương phẩm, đạt hơn 0,5 kg; tỷ lệ sống hơn 66%.
Áp dụng quy trình nuôi thương phẩm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cá Song Chuột ở thị trường Việt Nam có giá 700 đến 900 nghìn đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, nơi cá Song Chuột được bán với giá hơn 100 USD/kg. tag: may suc khi
Nguồn: https://www.2lua.vn/article/cong-nghe-san-xuat-giong-va-nuoi-thuong-pham-ca-song-chuot-36599.html

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Bệnh đốm trắng ở tôm nuôi và công nghệ nuôi tôm nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng

Riêng năm 2014, theo số liệu của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh đốm trắng đã xảy ra tại 250 xã, 68 huyện thuộc 22 tỉnh, thành phố trong cả nước, trải dọc theo chiều dài đất nước từ Quảng Ninh đến Cà Mau. tag: may thoi khi
Bệnh đốm trắng ở tôm nuôi và công nghệ nuôi tôm nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng
So với năm trước, tuy số các địa phương để xảy ra bệnh đốm trắng giảm nhưng diện tích nuôi tôm bị bệnh lại tăng gần gấp đôi, lên tới hơn 22.600 ha, chiếm 3,33% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước – trong đó có hơn 13.300 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh, cùng với hơn 9.200 ha nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.
Qua theo dõi, nhận thấy bệnh đốm trắng xảy ra trong năm qua ở cả 2 loài tôm nuôi chính là tôm chân trắng và tôm sú, với độ tuổi từ 10 đến 110 ngày sau khi thả giống. Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh này nhiều hơn, chiếm khoảng 60% số diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng.
Trong năm 2014, đã có 3 tỉnh công bố dịch là Sóc Trăng, Nghệ An và Quảng Ninh. Sóc Trăng cũng là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất với 11.000 ha nuôi tôm bị bệnh, chiếm gần nửa số diện tích nuôi bị bệnh đốm trắng trong cả nước.
Các nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản cho biết, bệnh đốm trắng thường xuất hiện ở tôm nuôi vào mùa xuân và đầu mùa hè khi khí hậu, thời tiết thay đổi nhiều như sự biến thiên quá lớn của biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dẫn đến tôm bị sốc và dễ nhiễm bệnh.
Bệnh đốm trắng được chia làm 2 dạng: dạng 1 là bệnh cấp tính thường làm cho tôm nuôi – nhất là các loài tôm thuộc giống tôm he (Penaeus) – bị chết hàng loạt với tỷ lệ cao trong vòng vài tuần; dạng 2 là bệnh tiềm ẩn, tồn tại độc lập trong các loài thuộc giống tôm càng xanh (Macrobrachium), các loài cua và tôm hùm sống trong tự nhiên và thường không có dấu hiệu bệnh lý.
Vi-rút gây bệnh đốm trắng phân bố rộng ở những vật chủ khác nhau, không chỉ ở một số loài thuộc giống tôm he mà còn ở nhiều loài khác trong bộ Mười chân (Decapoda) như cua, ghẹ, tôm hùm…
Điều này rất nguy hiểm do có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan rộng rãi bệnh trong môi trường. Bệnh lan truyền chủ yếu theo chiều ngang qua nước, thức ăn và  rất dễ bùng phát khi môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu làm cho tôm nuôi bị sốc.
Trong 3 năm gần đây, nhóm cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu, sản xuất tolerine có khả năng hạn chế lây lan của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long”.
Kết quả đã tạo ra được dòng nấm men có mang gen VP28 của virus gây bệnh đốm trắng có khả năng sản sinh protein VP28 dùng làm tolerine phòng bệnh đốm trắng cho tôm sú. Tolerine được xác định có tính an toàn 100% và bước đầu cho thấy có khả năng bảo vệ tôm sú nuôi trước bệnh đốm trắng, tuy không được toàn phần.
Hiện nay, đề tài đang tiến hành xác định thời gian và số lần cho ăn tolerine thích hợp để tolerine có hiệu quả bảo vệ cao nhất đối với tôm, đồng thời cũng xác định hiệu quả của tolerine trong việc hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm nuôi. tag: may quat nuoc
Trước tình hình diện tích nuôi tôm sú bị bệnh đốm trắng tăng nhiều, trong vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm cần áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm nuôi.
Trong quá trình nuôi tôm, cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như quạt nước, sục khí đáy và xi phông đáy ao; các biện pháp hóa dược như bón vôi để duy trì pH, tăng độ kiềm; các biện pháp sinh học như dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi…
Bên cạnh đó, rất chú trọng khâu nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi thông qua việc sử dụng các biện pháp quản lý chăm sóc tốt, dùng thức ăn chất lượng cao để nuôi tôm, cho tôm ăn bổ sung các loại enzym, vitamin, chất khoáng vi lượng nhằm giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và sức đề kháng với bệnh.
Việc áp dụng các quy trình nuôi tôm tiên tiến – trong đó có quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học và quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc có tác dụng rất lớn nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng cho tôm nuôi.
Quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, theo đó, trong quá trình nuôi có dùng các loại chế phẩm vi sinh (có tên trong Danh mục được Bộ cho phép sử dụng) để làm sạch môi trường nước ao nuôi, đồng thời bổ sung các loại men tiêu hóa vào thức ăn và cho tôm ăn hàng ngày với lượng phù hợp. Định kỳ hàng tháng trong suốt vụ nuôi, cho tôm ăn thêm các loại vitamin A, C, D, E và bổ sung các chất khoáng vi lượng vào ao nuôi.
Quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc là quy trình ứng dụng công nghệ biofloc để nuôi tôm thâm canh. Công nghệ biofloc dựa trên nguyên lý bổ sung một tỷ lệ phù hợp nguồn cacbon làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng với nguồn nitơ có sẵn trong nước ao nuôi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển ưu thế trong ao nuôi.
Công nghệ biofloc giải quyết được 2 vấn đề trong quá trình nuôi, đó là loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi sinh vật dị dưỡng xử lý nước ao nuôi, và sử dụng tập hợp các biofloc làm nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng bổ sung tại chỗ cho tôm nuôi.
Khi nuôi tôm theo công nghệ biofloc, người nuôi không cần thiết phải xây dựng hệ thống lọc sinh học phụ trợ vì các quá trình vi sinh giúp khử độc tính của các hợp chất chứa nitơ đều diễn ra ngay trong môi trường nước của hệ thống nuôi, đồng thời cũng không cần dùng các biện pháp khác để khử trùng nước, ví dụ khử trùng bằng khí ôzôn, vì chúng sẽ cản trở hoạt động của vi sinh vật trong nước.
Do đó, công nghệ biofloc giúp làm giảm chi phí thức ăn, nâng cao an toàn sinh học, hạn chế tối đa sự nhiễm bệnh, nhất là các bệnh do virus gây ra cho tôm nuôi như bệnh đốm trắng. tag: may suc khi
Nguồn: https://www.2lua.vn/article/benh-dom-trang-o-tom-nuoi-va-cong-nghe-nuoi-tom-nham-phong-chong-benh-dom-trang-36600.html

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Có thu nhập cao từ nuôi ốc hương trong đìa

Trúng lớn khi nuôi đìa
Có thu nhập cao từ nuôi ốc hương trong đìa
Nhiều người nuôi ốc hương ở Vũng Chào (xã Xuân Phương) hai năm liền được mùa, được giá. Nuôi ốc hương thời gian ngắn, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế rất cao so với nghề nuôi tôm hùm lồng. tag: may thoi khi
Anh Nguyễn Văn Tân, quê ở miền Bắc vào xã Xuân Phương thuê đìa rộng 4.000m2, trong đó 3.000m2 nuôi ốc, 1.000 m2dùng chứa nước. Sau 5 tháng nuôi, anh Tân thu hoạch 6 tấn ốc hương.
Với giá 230.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, anh thu lãi trên 600 triệu đồng. Anh Tân cho biết, thức ăn cho ốc hương rẻ hơn thức ăn nuôi tôm hùm. Cũng là cá giã cào, cua, ghẹ… nhưng thức ăn nuôi tôm hùm có giá 20.000 đồng/kg còn ốc hương là 16.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, người nuôi phải chú ý đến kỹ thuật cho ăn từng giai đoạn. Khi ốc còn nhỏ thì cho ốc ăn tôm dăm (tôm nhỏ), sau đó cho ăn cá, khoảng tháng thứ 3 cho ốc ăn lại tôm dâm để tạo can xi vỏ cứng. Nghề nuôi ốc hương “sướng” hơn nhiều so với nghề nuôi tôm hùm lồng, vì nuôi ốc khoảng 5 đến 6 tháng là thu hoạch, trong khi nuôi tôm hùm lồng phải đến 2 năm mới thu hoạch.
Anh Nguyễn Văn Tùng, một người nuôi ốc hương ở Vũng Chào, phấn khởi nói: Từ hai năm nay, nghề nuôi ốc hương trong đìa ở đây “trúng” lớn, người nuôi ít nhất cũng thu lãi 200 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Tùng cũng khuyến cáo, nuôi ốc hương phải chú trọng kỹ thuật nuôi, vì rủi ro lớn hơn tôm hùm.
Khi nhiễm bệnh, ốc hương chết sạch đìa, mình ốc thối rữa; trong khi đó tôm hùm chết lai rai, còn vớt vát bán được.
Vì vậy, để ốc hương không bị nhiễm bệnh, đìa phải được tạo ôxy thường xuyên, lắp hai nguồn quạt nổi tạo ôxy trên bề mặt và hai nguồn lủi âm dưới đìa để sục khí. Đặc biệt, người nuôi phải thường xuyên cào vớt thức ăn thừa dưới đầm để nguồn nước không ô nhiễm.
Trước đây, nuôi ốc hương ở vùng này phải qua 3 “khâu”: Đẻ, ương, nuôi thành ốc thịt. Giai đoạn ốc đẻ khoảng 2,5 tháng, giai đoạn ương từ 10 đến 15 ngày, sau đó ốc hương con mới được nuôi thành ốc thương phẩm.
Thế nhưng gần đây, nhiều người chuyên nuôi cho ốc đẻ rồi ương còn người nuôi ốc hương thành phẩm chỉ việc mua con giống về nuôi. Giá con giống hiện nay thấp, 10 vạn con có giá 70 triệu đồng, còn trước đây là 90 triệu đồng.
Ông Phan Thanh Sơn, một người nuôi ốc hương ở xã Xuân Cảnh, cho hay: Để đạt hiệu quả, người nuôi đừng ham nuôi dày, thả khoảng 10 vạn con ốc trong 1,5 sào. Ốc hương lớn đều đặn đến tháng thứ 5 thì đạt 150 con/kg, thu gần 1 tấn ốc thành phẩm. tag: may quat nuoc
Nuôi chắn đăng bị ô nhiễm
Theo thống kê của Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, diện tích nuôi trồng cá mú, cá chẽm, ốc hương, cua trong đìa khoảng 300ha, trong đó khoảng 13ha diện tích nuôi ốc hương… Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở đây mang tính tự phát, người nuôi chưa tuân theo lịch thời vụ cũng như quy hoạch vùng
nuôi nên vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi thường xuyên xảy ra. Bởi theo nhận định của Trạm Thú y TX Sông Cầu, thức ăn con tôm hùm và ốc hương đều là thức ăn tươi sống, trong khi đó các vùng nuôi này liền kề nhau, điều này dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra.
Còn theo nhiều người nuôi trồng thủy sản ở TX Sông Cầu, cũng là nuôi ốc hương nhưng nuôi chắn đăng (dùng đăng chắn ngoài biển) thì “tuột tay” vì ốc chết, còn nuôi đìa thắng lớn. Nguyên nhân nuôi chắn đăng ngoài biển nước ô nhiễm ngâm trực tiếp vào chắn đăng lâu ngày, ốc hương chịu không nổi, thò vòi ra chết sạch.
Cũng do nguồn nước ô nhiễm, những ngày qua, vùng nuôi ốc hương chắn đăng ở khu vực Gành Đỏ, phường Xuân Đài (TX Sông Cầu) bị chết nhiều.
Ông Bùi Văn Thắng, một người nuôi ốc hương ở thôn Hòa Lợi (xã Xuân Cảnh), thổ lộ: Nuôi ốc hương trong chắn đăng khó vệ sinh vùng nuôi.
Còn nuôi trong đìa, người nuôi thường xuyên cào thức ăn thừa dưới đáy hồ khi phát hiện ốc nằm đơ trên mặt đìa là biết ốc đã bị bệnh. Ốc hương thò vòi ra, chính là ốc bị nhiễm bệnh nặng, người nuôi lập tức dừng cho ăn và thuê kỹ sư thủy sản đến tìm hiểu, “bắt bệnh” rồi trị bệnh cho ốc.
Nghề nuôi ốc hương ở TX Sông Cầu đang phát triển theo hướng mới, đó là thuê kỹ thuật viên trong khâu nuôi bằng cách chia phần trăm. Nghĩa là thuê người am hiểu kỹ thuật chăm sóc đìa nuôi rồi trả lương hàng tháng, bên cạnh đó giao khoán được hưởng phần trăm. Nếu cuối vụ, người nuôi thu 500 triệu đồng thì công nhân kỹ thuật được hưởng 50 triệu đồng.
Gọi là người có vốn người có công cùng hưởng lợi để gắn kết trách nhiệm. Ông Phạm Xuân Hương, Trưởng trạm Thú y TX Sông Cầu, khuyến cáo: Nuôi ốc hương cần tuân thủ theo lịch thời vụ, địa điểm đã quy hoạch vùng nuôi để tránh sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Chúng ta nên nuôi ốc mật độ thưa để ốc phát triển và sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được ngành chức năng kiểm dịch. tag: may suc khi
Nguồn: https://www.2lua.vn/article/co-thu-nhap-cao-tu-nuoi-oc-huong-trong-dia-36601.html

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Nuôi tôm vụ đông hiệu quả hơn nuôi chính vụ

Nuôi tôm vụ đông đã phát triển từ năm 2005 tại đảo Hải Nam Trung Quốc, ở Việt Nam bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Bắc từ năm 2011. tag: may thoi khi
Nuôi tôm vụ đông hiệu quả hơn nuôi chính vụ
Theo các chuyên gia, nuôi tôm vụ đông có những lợi thế như sản phẩm dễ bán hơn, giá bán cao hơn chính vụ (từ 70.000 – 150.000 đồng/kg), môi trường nuôi ít bị ô nhiễm hơn, dịch bệnh ít xảy ra hơn, co thể nuôi được 3 vụ/năm…
Tuy nhiên nuôi tôm vụ đông cũng có nhiều khó khăn như nhiệt độ thấp nên người nuôi phải đầu tư cao hơn (làm nhà bạt) để ổn định nhiệt độ, thời gian nuôi dài hơn, quản lý môi trường khó khăn hơn.
Qua khảo sát của chúng tôi, khi nuôi tôm trong nhà bạt, nhiệt độ trong nhà thường cao hơn bên ngoài từ 5-15 độ, các hộ nuôi đều có hiệu quả rất cao vì giá tôm vụ đông thường cao gấp 1,5 – 2 lần giá chính vụ, lại rất dễ bán do khan hiếm.
Để bạn đọc có thêm căn cứ phát triển nuôi tôm vụ đông, tôi xin thông tin thêm một vài mô hình nuôi tôm hiệu quả cao tại các tỉnh miền Bắc trong năm 2014 và giới thiệu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng tại các mô hình đó.
1. Hình thức nuôi được áp dụng phổ biến
Có hai hình thức nuôi được đánh giá là đạt hiệu quả gồm nuôi đa cấp và nuôi 1 cấp
– Nuôi đa cấp: Giai đoạn 1 được ương trong bể ương trong nhà với thời gian 20 – 30 ngày với mật độ 500 – 1.000 con/m2, sau khi tôm đạt cỡ 3-4 cm/con, được san ra ao thương phẩm, sau 2 tháng nuôi tôm đạt cỡ 50-60 con/kg tiến hành thu hoạch. Mô hình nuôi đa cấp điển hình là  Hợp tác xã Xuân Thành – Xuân Phổ – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
– Nuôi 1 cấp (mua giống thả trực tiếp xuống ao): Tôm nuôi trong nhà bạt cỡ giống P12 trở lên, thời gian nuôi từ 3-4 tháng tiến hành thu hoạch. Hộ ông Nguyễn Văn Dũng ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và hộ ông Đỗ Quang Bốn ở Thái Thụy, Thái Bình là những thành công với cách nuôi này.

Nuôi tôm trong nhà bạt phủ nilon
Ưu điểm nuôi tôm trong nhà bạt tránh được thời tiết bất lợi như mưa và gió làm giảm pH, nhiệt độ, độ mặn và gây phân tầng nước trong ao nuôi tôm.
2. Kỹ thuật được áp dụng trong nuôi tôm vụ đông
2.1 Chuẩn bị ao và nhà bạt
Ao có diện tích từ 1.000-3.000 m2, thiết kế hình vuông, được lót bạt hoặc bê tông hóa, có lắp đặt hệ thống xi-phông đáy. Do nuôi trong nhà bạt kín gió phải tăng cường hơn hệ thống sục khí đáy và quạt nước để đảm bảo hàm lượng oxy đầy đủ.
Xây dựng nhà bạt có hai loại:
– Kiểu chóp nón: Nhà bạt được xây dựng trên ao theo hình chóp nón, giữa ao có một trụ chính, xung quanh ao cắm trụ bê tông hoặc trụ thép cao khảng 20 cm so với mặt đất cách nhau khoảng 30 cm. Dây cáp đường kính Φ 3mm, được căng xung quanh ao đảm bảo độ dốc 5%, trên được phủ màng kính (nilon). Theo ông Đỗ Quang Bốn ở Thái Thụy, Thái Bình, việc xây dựng theo hình chóp nón có ưu điểm tránh được gió bão tốt hơn khi xây dựng theo hình ngôi nhà.
Thiết kế nhà bạt của ông Đỗ Quang Bốn ở Thái Thụy – Thái Bình
– Kiểu mái nhà: Nhà bạt được xây dựng gồm 2 mái, có diện tích 1,2 ha, xà nhà được làm bằng ống kẽm có đường kính Φ 60, cột đường kính Φ 70, cao mái từ 3,5-4m, dây cáp bọc nhựa trên mái được móc vào các cột thép cố định xung quanh. Trên mái được phủ bạt nilon và được bảo vệ bạt nilon bằng lưới. Theo ông Nguyễn Văn Dũng ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, xây dựng nhà như trên có ưu điểm giá thành thấp hơn nhà chóp nón và dễ thao tác hơn.

Nhà bạt nuôi tôm vụ đông tại Quảng Ninh
2.2. Đối tượng nuôi và mùa vụ nuôi
– Đối tượng nuôi tôm vụ đông: Tôm thẻ chân trắng vì thời gian nuôi ngắn
– Vụ nuôi: các hộ nuôi tôm vụ đông thường tính toán vụ nuôi để thu hoạch trước Tết nhằm bán được giá cao. Thời gian thả giống từ tháng 8-10 âm lịch, tức vào khoảng tháng 9-11 dương lịch.
2.3. Mật độ thả và thức ăn
Mật độ thả giống nuôi tôm vụ đông được các hộ thả nuôi cao hơn với chính vụ. Cụ thể như sau:
– Nuôi đa cấp: Thả mật độ trung bình 80 con/m2
– Nuôi 1 cấp: Thả 80-120 con/m2
– Giống tôm thẻ chân trắng: Được mua cơ sở được phép sản xuất theo quy định của Ngành Thủy sản, khỏe mạnh, cỡ tổi thiểu P12 trở lên, được cơ quan thú y cấp giấy kiểm dịch, được xét nghiệm âm tính với các bệnh trong danh mục các bệnh bắt buộc do cơ quan chuyên môn cấp, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh.
– Thức ăn tôm chân trắng được mua có nguồn gốc rõ ràng, yêu cầu tỷ lệ đạm 32 – 38%, lipit 4-6%, độ ẩm
2.4. Quản lý môi trường ao nuôi
 sở nuôi của ông Bốn ở Thái Thụy, Thái Bình dùng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường nước được sản xuất EM2 từ EM gốc. Cách làm như sau:
– Nguyên liệu: 1 lít mật đường hoặc 1 kg đường đỏ + 1 lít EM gốc + 45-50 lít nước ngọt sạch khuẩn + 2 kg cám gạo hoặc bột ngô + 10 g muối ăn;
– Cách tiến hành: cho vào thùng ủ kín 7 ngày

EM2 và EM gốc
– Cách sử dụng: Chế phẩm EM2 được sử dụng định kỳ 3-7 ngày/lần tùy theo điều kiện màu nước ao nuôi để bón, liều lượng 50 lít EM2/1.000 m3 nước.
Cơ sở  nuôi của ông Dũng ở thành phố Móng Cái, Quảng Ninh Quản lý môi trường bằng công nghệ Nano định kỳ 7 ngày/lần, giữa hai lần dùng Nano sử dụng chế phẩm vi sinh.


Nano và ao nuôi tôm của ông Dũng ở Quảng Ninh
Quản lý nước: Định kỳ 3-5 ngày tiến hành xi phông đáy sau cấp thêm nước vào ao nuôi.
2.5. Biện pháp phòng trị bệnh
– Để tránh hiện tượng tôm sốc môi trường nước, ao cấp nước bổ sung được xây dựng trong nhà bạt.
– Định kỳ dùng Iotdin phòng bệnh 20 ngày/lần vào những tháng đầu sau giảm 15 ngày/lần. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Dùng chế phầm sinh học bón định kỳ 5-7 ngày/lần để gây màu nước và phân hủy khí độc (chú ý, nếu dùng chế phẩm sinh học thì không dùng Iotdin). tag: may quat nuoc
3. Đánh giá tình hình nuôi tôm vụ đông
– Tình hình dịch bệnh: Theo đánh giá của các hộ nuôi, nuôi tôm vụ đông ít dịch bệnh hơn nuôi chính vụ.
– Tốc độ sinh trưởng : Do vụ đông nhiệt độ xuống thấp nên thời gian nuôi kéo dài hơn so với chính vụ từ 1,5 đến 2 lần.
– Hệ số thức ăn: Theo tính toán của một số hộ đã nuôi thì hệ số thức ăn không cao hơn so với chính vụ khoảng 1,15-1,2kg/kg tôm.
– Hiệu quả kinh tế mang lại
Hiệu quả kinh tế mang lại được đánh giá qua khảo sát 2 hộ nuôi ông Nguyễn Văn Dũng tại TP Móng Cái, Quảng Ninh và hộ ông Đỗ Quang Bốn, Thái Thụy, Thái Bình như sau:
Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đối với nuôi chính vụ và nuôi vụ đông của 2 hộ
ĐVT: triệu đồng
TTNội dungNguyễn Văn DũngĐỗ Quang Bốn
Nuôi tôm chính vụNuôi tôm vụ đôngNuôi tôm chính vụNuôi tôm vụ đông
IĐầu tư cơ bản    
1Khấu khao công trình và thiết bị30568290
2Khấu khao nhà bạt 160 180
IIChi phí sản xuất    
1Giống8012080120
2Thức ăn409461,5407495
3Công lao động37,5904080
4Điện, nhiên liệu36504790
5Thuốc, hóa chất, chế phẩm SH70,581,57670,5
6Chi khác10,5201717,5
IIITổng chi673,51.0397491.143
 Sản lượng (tấn)910,18,910,9
 Giá bán (1.000 /kg)175250175250
IVTổng thu1.575,002.525,001.557,502.725,00
VLợi nhuận901,501.486,00808,501.582,00
Theo bảng trên, tôm vụ đông của hộ ông Nguyễn Văn Dũng ở TP Móng Cái, Quảng Ninh lợi nhuận đạt 1.486,0 triệu đồng/ha, gấp 1,6 lần so với nuôi chính vụ (901,5 triệu đồng/ha). Hộ ông Đỗ Quang Bốn ở Thái Thụy, Thái Bình lợi nhuận đạt 1.582,0 triệu/ha đồng gấp gần 2 lần nuôi chính vụ 808,5 triệu đồng/ha.
Đánh giá về tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/tổng chi), tỷ suất lợi nhuận của ông Dũng, Quảng Ninh: nuôi chính vụ 1,3 và nuôi vụ đông 1,4. Tỷ xuất lợi nhuận của ông Bốn – Thái Bình: nuôi chính vụ 1,1 và nuôi vụ đông 1,4.
4. Kết luận và kiến nghị
Kết luận
– Nuôi tôm vụ đông thời gian nuôi dài hơn chính vụ khoảng 1,5 lần, nhưng lợi nhuận/ha gấp 1,5-2 lần so với nuôi chính vụ.
– Đầu tư ban đầu nuôi tôm vụ đông cao hơn nuôi chính vụ, thấp nhất khoảng 500 triệu đồng/ha
– Tình hình dịch bệnh ít xảy ra hơn với nuôi chính vụ, đặc biệt các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy không xảy ra
– Giá bán tôm vụ đông so với nuôi chính vụ cao gần 1,5 lần và dễ bán.
 Kiến nghị
Tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật nuôi tôm vụ đông đối với các tỉnh ven biển phía Bắc.
Đề nghị có chính sách hỗ trợ hoặc cho vay vốn đối với những hộ có nhu cầu nuôi tôm vụ đông
Bộ nên quy định các cơ sở nuôi phải đáp ứng đủ điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất mới tiến hành thả nuôi để tránh tình hình dịch bệnh có thể xảy ra trên diện rộng.
Các đơn vị nghiên cứu cần xây dựng quy trình nuôi tôm vụ đông phù hợp các tỉnh miền Bắc. tag: may suc khi
Nguồn: https://www.2lua.vn/article/nuoi-tom-vu-dong-hieu-qua-hon-nuoi-chinh-vu-36611.html

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Kiểm soát chất lượng nước và đáy ao nuôi tôm thông qua chỉ số pH và chỉ số Tiềm năng oxi hóa khử ORP

Bài viết này bàn về việc kiểm soát chất lượng nước – kiểm soát biến động pH (thông qua kiểm soát mật độ tảo và Kiềm) và quản lý đáy ao (thông qua kiểm soát tiềm năng oxi hóa khử ORP - Oxidation Reduction Potential). tag: may thoi khi
Kiểm soát chất lượng nước và đáy ao nuôi tôm thông qua chỉ số pH và chỉ số Tiềm năng oxi hóa khử ORP
Phần 1: Kiểm soát chất lượng nước (kiểm soát biến động pH nước)
Chất lượng môi trường ao nuôi không ổn định sẽ ảnh hưởng đế hoạt động trao đổi chất và tiến trình sinh lý khác của vật nuôi – làm gia tăng stress (sốc) đối với vật nuôi đưa đến dễ mẫn cảm với bệnh tật gây chết vật nuôi và làm chậm tăng trưởng, ảnh hưởng đến năng suất – sản lượng.
pH là một trong các yếu tố cơ bản ảnh hưởng chất lượng nước ao nuôi – pH hay Hydrogen tiềm năng phản ánh độ axít hoặc ba zơ của dung dịch nước – Khoảng đo pH có giá trị từ 0 đến 14 và tùy theo giá trị đo pH dung dịch nước được gọi là trung tính, axít hay bazơ.
Khoảng pH thích hợp cho nuôi trồng thủy sản là 6 đến 9 – tối ưu là 7,5 đến 8,5.

pH > 9,0
Ammonium sẽ chuyển hóa thành Ammonia độc và gia tăng các độc tố của tảo lam
pH
Phóng thích kim loai nặng từ nền đáy gây ảnh hưởng vật nuôi
7,5-8,5Thích hợp cho nuôi thủy sản

pH thấp làm giảm quá trình trích trữ khoáng trong cơ thể tôm làm tôm mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, ngăn cản quá trình tạo các mô của sinh vật.
pH phụ thuộc rất lớn quá trình quang hợp và hô hấp. Vì vậy, kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát mật độ tảo trong ao và lượng CO2 tạo ra do quá trình hô hấp.
Nước có pH thấp thì tảo kém phát triển, ngoài ra các loài động vật phù du làm thức ăn tôm cá thường phát triển tốt trong nước có pH hơi kiềm.
Mật độ tảo càng cao thì biến động pH trong ngày càng lớn – Vì vậy cần kiểm soát mật độ tảo vừa phải. Kiểm soát được pH trong khoảng 7,8 đến 8,2 và biến động trong ngày của pH

Hình 1. Quan hệ giữa mật độ tảo và biến độ pH trong ngày (pH ít biến động khi mật độ tảo vừa phải)
Chú thích: Dense bloom: mật độ tảo cao; Sparse bloom : mật độ tảo vừa phải; Sunrise: sang sớm; Sunset: chiều tối.
Lượng CO2 tạo ra do quá trình hô hấp phụ thuộc sinh lượng của sinh vật trong ao. pH càng thấp thì càng tăng tính hòa tan của CO2 trong nước – làm a xít hóa nước.

Hình 2. Cân bằng giữa pH và CO2
Tổng độ kiềm của nước là năng lực của nước trong việc trung hòa các a xít  (bởi các ba zơ HCO3-, CO3- và OH-) hay còn gọi là năng lực hệ đệm của nước. Tổng độ kiềm thường được đo dưới dạng mg/l Cancium Carbonate (CaCo3).
Độ kiềm nước càng thấp thì biến động độ pH càng lớn – Trong nước nuôi tôm phải duy trì được độ kiềm cao (100-120) đễ ổn định được pH vì nếu đệ độ kiềm xuống thấp sẽ làm pH biến động lớn trong ngày làm gia tăng stress (sốc) cho tôm, làm giảm tăng trưởng và gây chết tôm.


Hình 3. Quan hệ giữa độ kiềm và biến động pH trong ngày
Chú thích: Low alkalinity water induces broad pH fluctuations inducing shrimp stress, reduced growth and even mortality: độ kiềm thấp làm tăng biến động pH trong ngày, gây sốc tôm, giảm tăng trưởng và gây chết tôm; High alkalinity levels with high pH affect shrimp molting as well (excess salt lose): độ kiềm cao và pH cao cũng ảnh hưởng lột xác của tôm (làm mất muôi trong cơ thể tôm); Early morning: sáng sớm; Mid afternoon: giữa chiều.
Giữ pH ổn định cao vừa phải (7,8 đến 8,2) và độ kiềm cao vừa phải (khoảng 100-120 mg/l) là tối ưu nhất cho nuôi tôm biển.
Quá trình quang hợp bẻ gãy O xít carbon (CO2) chuyển hóa năng lượng mặt trời và carbon vào vật chất hữu cơ dưới dạng đường – quá trình quang hợp xảy ra ở thực vật, tảo và một số vi khuẩn. Khí o xít carbon từ không khí có độ hòa tan vào nước cao hơn độ hòa tan của khí oxi. Khi hòa tan khí o xít carbon tạo a xít carbonic.

Hình 4. Khoảng pH kiểm soát quá trình đồng hóa khí CO2 của tảo,cần thiết cho quá trình quang hợp và sự tăng trưởng của tảo
Chú thích: ở pH thấp chủ yếu tồn tại a xít carbonic và khí CO2, ở pH vừa phải chủ yếu tồn tại HCO3- và ở pH quá cao chủ yếu tồn tại CO32-. Nghĩa là tùy thuộc pH, phản ứng hóa học sau đây sẽ nghiêng về sản phẩm nào:

Ngược lại quá trình quang hợp, quá trình hô hấp lại tạo ra khí O xít carbonic và giải phóng nhiệt:

Quá trình hô hấp sản sinh ra khí CO2 vì thế làm giảm pH làm cho ao nuôi ngày càng axít. Quá trình hô hấp của sinh vật tiêu thụ oxi hòa tan vì vậy nếu ao nuôi thiếu hụt oxi hòa tan sẽ gây nên hội chứng “Lão hóa ao nuôi” vì:
- Đất ao sẽ bị a xít hóa
- Điều kiện iếm khí đáy ao đựa đến quá trình lên men kị khí và khử sulfate hình thành sulfide (H2S) gây độc cho tôm.
pH còn ảnh hưởng đến hoạt tính chất xử lý nước Chlorine vì ở pH thấp đa số Chlorine khi hòa tan sẽ tồn tại ở dạng Hypochlorous (HOCl) trong khi pH cao khi hòa tan vào nước Chorine cho sản phẩm Hypoclorite. Hypochlorous (HOCl) mới là dạng hoạt tính có độc lực diệt khuẩn cao, nghĩa là Chlorine chỉ hiệu quả ở pH thấp. tag: may quat nuoc
Làm thế nào để ổn định pH của nước :
1. Cung cấp khoáng sinh học
2. Kiểm soát tỉ lệ N:P thông qua kiểm soát cân bằng dinh dưỡng và cân bằng tảo, kiểm soát tốt mật độ tảo và ngăn ngừa tảo bị chết, ngăn ngừa sự phát triển tảo lam
3. Kiểm soát vi sinh thông qua ứng dụng vi sinh có lợi (probiotics) để phân giải hợp chất hữu cơ trong ao, kiểm soát pH đất nền đáy, kiểm soát tăng trưởng tảo
4. Duy trì độ kiềm cao vừa phải (100-120 mg/l CaCO3)
Phần 2: Quản lý đáy ao và chất lượng nước thong qua kiểm soát ORP
Quản lý tốt đáy ao và chất lượng nước thông qua chỉ số Tiềm năng oxi hóa khử ORP (Oxidation – Reduction – Potential).
Tiềm năng oxi hóa khử phả ánh độ sạch của nước và khả năng phân giải các chất ô nhiễm trong ao, đặc biệt đáy ao.
ORP được đo bằng millivolts (mV) và dao động từ -2000 đến +2000 mV. Tiềm năng oxi hóa khử cũng phản ánh gián tiếp hàm lượng oxi hòa tan.

Mức độ ORP (mV) của nướcỨng dụng của nước
0-150Không sử dụng được trongg thực tế
150-250Sử dụng cho nuôi trồng thủy sản
250-350Sử dụng cho các tháp làm lạnh
400-475Nước dùng làm hồ bơi
450-600Nước làm nóng
600Nước khử trùng
800Nước hoàn toàn vô trùng

ORP có giá trị âm phản ánh ao nuôi ở điều kiện bị iếm khí (thích hợp cho quá trình lên men kị khí), ORP giá trị dương phản ánh ao nuôi có điều kiện hiếu khí. ORP có giá trị âm và điều kiện iếm khí sẽ kích thích sự phát triển của tảo lam, gây độc cho ao tôm. Ngoài ra, khi iếm khí sẽ kích thích các vi khuẩn Vibrio khử sulfate (DesulfoVibrio) phát triển để oxi hóa vật chất hữu cơ và sản sinh khí H2S.

Hình 5. Quá trình khử sulfate của vi khuẩn tạo sulfide
Khí H2S không màu và rất độc dù hàm lượng thấp. Tùy thuộc pH của nước và đáy ao, phản ứng khử sulfate của vi khuẩn sẽ tạo thành HS- hay H2S, hay S2-. Ở pH thấp sẽ gia tăng dạng độc trong khi ở pH cao sẽ gia tăng hàm lượng sulfide tự do (HS-) là dạng không độc. Vì vậy, cần phải duy trì pH cao ổn định trong ao nuôi tôm.

Ao nuôi ở điều kiện oxi hóa sẽ có ORP mang giá trị dương và nước nuôi trồng thủy sản cần có giá trị ORP trong khoảng +150 đến +250mV.
Ở khoảng ORP từ +100 đến + 350mV là khoảng thích hợp cho hoạt động của các Vi khuẩn nitrate hóa (Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp.) và các vi khuẩn dị dưỡng có lợi, thúc đẩy quá trình phân giải hiếu khí các hợp chất hữu cơ tốt hơn – làm cho chất lượng nước ao nuôi tốt hơn và đáy ao sạch hơn.
Kiểm soát ORP bằng việc gia tăng oxy hòa tan với các sản phẩm tạo oxi hòa tan trong nước (oxygenator), sản phẩm oxi hóa khử chất hữu cơ (khoáng, chlorine hoạt tính ở nồng độ thấp,...), cung cấp ao nuôi sản phẩm phân bón chứa nitrate và silic kích thích tảo khuê phát triển (NO3 và silicate – SiO2),  và kiểm soát sinh học đáy ao (Bio-regulator).
Sự có mặt của phân bón chứa Nitrate (NO3) trong ao nuôi sẽ ngăn ngừa việc giảm tiềm năng khử và tăng tiềm năng oxi hóa cũng như ngăn ngừa sự thành lập sulfides (Avnimelech, 2012). tag: may suc khi
Nguồn: https://www.2lua.vn/article/kiem-soat-chat-luong-nuoc-va-day-ao-nuoi-tom-thong-qua-chi-so-ph-va-chi-so-tiem-nang-oxi-hoa-khu-orp-36614.html

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Kỹ thuật nuôi thịt cua đồng ở Trung Quốc

Ao đất thường có kích thước giữa 0,6 đến 2 ha, với độ sâu 1,5-1,8 m, có hàng rào tương tự như ao ương để ngăn cua thoát ra ngoài và ngăn các loài địch hại xâm nhập ao. tag: may thoi khi
Kỹ thuật nuôi thịt cua đồng ở Trung Quốc
Trước khi thả nuôi, ao thường được khử trùng bằng vôi (2.000 đến 3.000 kg mỗi ha) và 10 ngày sau khi khử trùng, thực vật thủy sinh, chẳng hạn như Vallisneria spiralis, Hydrilla verticillata, Ceratophyllum demersum, maackianus Potamogeton và Myriophyllum spicatum được trồng trong ao.
Một tháng hoặc hơn một tháng trước khi thả nuôi cua, ốc bùn sống (Bellamya purificata), là thức ăn ưa thích của cua được nuôi trong các ao (3.500 đến 4.500 kg mỗi ha) để chúng sinh sản làm thức ăn cho cua. Phân bón lên men hữu cơ áp dụng 10-20 ngày trước khi thả cua giống để tăng sinh khối thức ăn tự nhiên trong ao.
Mật độ thả giống cua giống đồng xu khoảng 7.500 cua mỗi ha, và chúng cũng thường được nuôi ghép với các loài cá nước ngọt khác nhau và tôm, có thể được thả vào các thời điểm khác nhau. Việc xem xét quan trọng để lựa chọn các loài cá nuôi ghép là thức ăn của chúng không cạnh tranh với cua. Trong thời gian nuôi, chất lượng nước cần phải được giám sát chặt chẽ.
Oxy hoà tan nên khoảng 5mg/L, pH 7-8,5 và độ trong giữa 50 và 80 cm. Năng suất mỗi ha mỗi năm thay đổi, tùy thuộc vào cường độ của nuôi ghép, nhưng thường gần 1.000 kg cua, cộng với khoảng 2.000 kg cá và tôm nước ngọt khác nhau.
Đối với nuôi đăng quần, mật độ thả giống từ 1.500 đến 9.000 con cua mỗi ha. Tại một số địa điểm với năng suất thức ăn tự nhiên tốt, cua không cần cho ăn bổ sung.
Tại những nơi năng suất tự nhiên thấp cần bổ sung ốc sen Bellamya purificata được thả từ 6,000-7,500 kg ốc cho mỗi ha trước khi thả nuôi cua và đôi khi thả bổ sung ốc một lần nữa sau khi thả cua giống.
Chế độ cho ăn bổ sung bao gồm cá tạp băm nhỏ và ngô  và lúa mì nấu chín ở mức 7-8% trọng lượng cua mỗi ngày. tag: may quat nuoc
Tỉ lệ sống cua thịt thường khoảng 40-50%. Nuôi đăng quần đạt  lợi nhuận cao hơn các phương pháp nuôi khác bởi vì có chất lượng nước tốt hơn và sử dụng được thức ăn tự nhiên. Ngoài ra, bởi vì mật độ thấp, cua phát triển lớn hơn và thu được giá cao hơn. Nói chung, năng suất từ ​​nuôi đăng quần khoảng 150-450 kg mỗi ha, đôi lúc có thể đạt đến 1.000 kg mỗi ha.
Nuôi ruộng lúa cua thịt phổ biến ở miền bắc Trung Quốc. Cánh đồng lúa cần thiết kế cho phù hợp nuôi cua, như hàng rào, các kênh mương bao quanh và thực vật thủy sinh. Một trong những khác biệt chính là kênh mương bao quanh cần phải sâu hơn 1,5 mét. Ngoài ra, một ao nhỏ (100-200 m2 với độ sâu 1,5 m) cần phải được đào để thích nghi cho cua đồng xu có kích thước nhỏ và cho việc lưu trữ tạm thời cua thịt trong thời gian thu hoạch.
Mật độ thả trong nuôi ruộng lúa dao động từ 1 đến 1,5 con  cua đồng xu cho mỗi mét vuông. Khi ruộng lúa đã trồng lúa, độ sâu nước thường được giữ ở mức thấp 5-10 tại cm. Nước được trao đổi thường xuyên hơn bởi vì mức độ thấp của nước trong ruộng lúa và việc thay nước thường xuyên nhằm tránh biến động lớn về nhiệt độ.
Bởi vì thức ăn tự nhiên trong các ruộng lúa tương đối thấp, cua cần phải được cho ăn bổ sung một lần hoặc hai lần một ngày với thức ăn bổ sung như lúa mì, ốc, cá tạp, tôm thùng rác hoặc ốc bùn. Nguồn thức ăn cung cấp này thường được nấu chín để tránh các vấn đề chất lượng nước trong vùng nước nông.
Với quản lý hợp lý, nuôi cua ruộng lúa có thể đạt được năng suất 300-450 kg mỗi ha, và đôi khi 750 kg cho mỗi ha. Mặc dù cua ăn trên cây lúa, chúng cũng ăn côn trùng và địch hại cây lúa nhờ đó có thể cải thiện sản xuất lúa gạo, và cua nuôi ruộng lúa được xem như cua "hữu cơ"  sẽ có giá trị cao hơn khi bán ra thị trường và mang lại các lợi ích kinh tế đáng kể.
Thị trường cua Trung Quốc chủ yếu được tiêu thụ trong nước ở Trung Quốc mặc dù nó cũng được xuất khẩu sang các nước khác như Singapore dưới dạng cua cái mang trứng và cua lớn để có giá cao nhất. tag: may suc khi
Nguồn: https://www.2lua.vn/article/ky-thuat-nuoi-thit-cua-dong-o-trung-quoc-36616.html